Bom mìn còn sót lại sau chiến tranh cực kì nguy hiểm, đây là hướng dẫn của LHQ nhằm đảm bảo an toàn cho bạn
Điều đầu tiên là đừng lại gần. Điều thứ hai là nếu có chẳng may đã lại gần, thì đừng sờ vào. Tính mạng của bạn có thể bị đe dọa đấy.
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON THÁNG 2
Về phòng tránh Tai nạn bom mìn và vật liệu chưa nổ.
Khi phát hiện một quả bom, một quả mìn, hay thiết bị có thể phát nổ - dù có phải còn sót lại sau chiến tranh hay không, điều đầu tiên phải làm đó là tránh xa chỗ đó càng nhanh càng tốt.
Liên Hợp Quốc lo ngại rằng có những người không lường hết được những nguy hiểm mà chất nổ mang lại, họ phát hành một cuốn cẩm nang nêu lên chi tiết những rủi ro có thể có, cũng như những phương pháp phòng tránh, bảo đảm tính mạng cho bản thân từng người cũng như một nhóm người, một tập thể.
Những gì LHQ lo ngại là đúng: nhiều người không hiểu hết mức độ nguy hiểm của bom, của chất nổ và vẫn vô tư tiếp cận, thậm chí động chạm vào những thứ nguy hiểm chết người ấy.
Vậy nên bài viết này sẽ tổng hợp một số lời khuyên hữu ích nhất, tới từ chính cuốn cẩm nang ấy, có tên: Mìn, chất nổ còn sót lại sau chiến tranh và bom tự chế - Cẩm nang An toàn.
Cuốn cẩm nang trên còn có một hướng dẫn sơ tán chi tiết,
khoảng cách bao xa là an toàn với lượng chất nổ là bao nhiêu.Bạn có thể đọc bảng tóm tắt của tôi ở đây:
Điều đầu tiên, là phải xác định được khu vực có chất nổ - hãy cẩn thận với những nơi bạn chưa từng lui tới, hãy chú ý tới những lời cảnh báo của người dân cũng như nhà chức trách địa phương. Để ý tới những vùng đất trống đã có lịch sử chiến tranh, biết đâu có một biển cảnh báo chất nổ cắm đâu đó mà bạn không để ý.
Bản thân những thứ chất nổ ấy cực kì nguy hiểm, dưới đây là những điểm gói gọn về chúng:
- Toàn bộ những chất nổ ấy (bom, mìn, bẫy hay bất cứ chất nổ nào chưa được xử lý ...) đều cực kì nguy hiểm, có khả năng gây chết người hoặc gây thương tích nặng, thậm chí là phá hủy phương tiện gần đó.
- Chúng vẫn là mối nguy hại dù đà nằm đó nhiều năm.
- Chỉ cần chạm nhẹ, chúng cũng có thể nổ tung.
- Theo thời gian, chất nổ có thể biến dạng, chuyển màu do gỉ sét, thay đổi vị trí.
- Rất nhiều khu vực có chất nổ sót lại sau chiến tranh không có biển báo, dù là biển báo chính thức hay do người dân tạo nên.
- Chúng rất khó bị phát hiện: lẫn trong đất, lẩn trong những cụm cỏ cao, những bờ sông, v.v...
- Chúng thường nằm ở những địa điểm đã từng xảy ra giao tranh trong quá khứ.
- Dù là có người đã đi qua, đã sinh sống trong một khu vực có chất nổ, không có nghĩa là nó an toàn.
Ban giám hiệu nhà trường P/Hiệu trưởng Giáo viên - Tổng phụ trách Lê Đức Huấn Hoàng Mạnh Hùng