10:00 ICT Thứ ba, 15/10/2024

Trường TH Ngư Thủy Bắc

Truyền thống

Quy định chuyên môn

Giáo án

Quảng cáo - Liên kết





Hỗ trợ trực tuyến

Hiệu trưởng

Name: Trần Văn Duẩn
Quản trị website

Name: Ngô Quốc Nhân
Điều hành chung

Phát thanh măng non

Cuộc thi trực tuyến


KH CLPT Nhà trường

Chương trình dạy học

Trang nhất » Tin Tức » Phổ biến pháp luật

tuan le hoc tap suot doi 24-25
chuyen doi so 10.10

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 8 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XI)

Thứ sáu - 23/09/2016 14:50
Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (Số 27-CTr/TƯ ngày 29-9-2014).

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

- Quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu Nghị quyết Hội Trung ương 8 (khoá XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục, đào tạo về mục tiêu nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

- Đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh để tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

II. Quan điểm chỉ đạo

- Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của giáo dục-đào tạo qua các thời kỳ; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung, của tỉnh nói riêng và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học và công nghệ, phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.

- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.

- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

- Chủ động, tích cực để phát triển giáo dục và đào tạo trong điều kiện hội nhập quốc tế; đồng thời, giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển quê hương, đất nước.

III. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân, phục vụ ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng tỉnh nhà phát triển nhanh, bền vững. Giáo dục con người Quảng Bình phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, sức sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

Xây dựng nền giáo dục tỉnh nhà phát triển, đảm bảo dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện để nâng cao chất lượng hướng tới chuẩn hóa, hiện đại hoá trong điều kiện hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đối với giáo dục Mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào đầu năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục.

- Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Tham gia xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015.

Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở. Trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở tất cả các xã phường vào năm 2015 và chuẩn bị phổ cập trung học phổ thông vùng có điều kiện từ năm 2015.

Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương.

- Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Sắp xếp hợp lý hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, đẩy nhanh việc đào tạo giáo viên và nhân viên kỹ thuật có trình độ cao.

- Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Xây dựng và hoàn thiện Trường đại học Quảng Bình có cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh, của vùng và quốc gia.

- Đối với giáo dục thường xuyên, bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề; bảo đảm xóa mù chữ bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa.

- Đối với việc dạy tiếng Việt, truyền bá truyền thống văn hóa dân tộc cho người Quảng Bình ở nước ngoài, tích cực hỗ trợ việc giảng dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho cộng đồng người Quảng Bình ở nước ngoài, trước mắt là ở các tỉnh của nước bạn Lào có quan hệ hợp tác với tỉnh ta, góp phần phát huy sức mạnh của văn hóa Việt Nam, gắn bó với quê hương, đồng thời xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các tỉnh của nước bạn có quan hệ hợp tác với tỉnh ta.

- Đẩy nhanh chương trình đưa ngoại ngữ vào trường học, phát triển các cơ sở dạy ngoại ngữ ngoài nhà trường để hỗ trợ phát triển năng lực ngoại ngữ cho cán bộ và học sinh.

IV. Nhiệm vụ, giải pháp

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo.

Tổ chức học tập, quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành, hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là trong ngành giáo dục-đào tạo, tạo sự đồng thuận cao, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) và Chương trình hành động của Chính phủ. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách, lối sống cho con em mình.

Đổi mới và đẩy mạnh công tác thông tin và truyền thông, tuyên truyền về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận để tổ chức thực hiện và huy động sự tham gia đánh giá, giám sát và phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục.

Coi trọng công tác Đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong các trường học, trong đó chú trọng Trường Đại học Quảng Bình, các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường trung học phổ thông, trước hết là trong đội ngũ giáo viên, sinh viên, học sinh các cấp. Bảo đảm các trường học có chi bộ đảng, các đơn vị lớn có đảng bộ để lãnh đạo. Cấp ủy trong các cơ sở giáo dục - đào tạo phải thực sự đi đầu đổi mới, gương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm trước cấp ủy, chính quyền địa phương về việc tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo tại địa phương. Lãnh đạo nhà trường phát huy dân chủ, dựa vào đội ngũ giáo viên, viên chức và học sinh, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương để xây dựng nhà trường.

Các ban, ngành, địa phương trong tỉnh có liên quan xây dựng quy hoạch dài hạn phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân lực, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo; trên cơ sở đó đặt hàng và phối hợp với các cơ sở giáo dục, đào tạo tổ chức thực hiện.

Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc chăm lo phát triển giáo dục, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đổi mới giáo dục và đào tạo ở địa phương mình. Đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung giải quyết những vấn đề trọng tâm cơ bản và khắc phục những bất cập, khuyết điểm, yếu kém trong giáo dục và đào tạo, trong lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý Nhà nước đối với giáo dục và đào tạo.

2. Hoàn thiện và phát triển hệ thống giáo dục phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

Xây dựng các trường mầm non trung tâm ở mỗi xã, phường, thị trấn, xác định các điểm mầm non tại các thôn, bản theo hướng kết hợp, có quy mô hợp lý.

Ổn định hệ thống trường tiểu học, trung học cơ sở hiện có, giảm số điểm trường tại các xã, phường, thị trấn, vùng có điều kiện thuận lợi. Xây dựng một số điểm trường ở vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện cho việc học tập của học sinh, lập thêm một số trường tiểu học tại các cơ sở công nghiệp tập trung.

Sắp xếp hợp lý hệ thống các trường trung học phổ thông: Hợp nhất Trường Trung học phổ thông Nguyễn Chí Thanh và Trường Trung học phổ thông Kỹ thuật Lệ Thủy, chuyển trường Trung học phổ thông số 5 Bố Trạch cách xa Trường Trung học phổ thông số 1 Bố Trạch; chuyển Trường Trung học phổ thông Đào Duy Từ sang vị trí mới phù hợp hơn để xây dựng phát triển. Chuyển trường Trường Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm (Ba Đồn) đến vị trí trung tâm huyện lỵ Quảng Trạch. Bổ sung nhiệm vụ giáo dục trung học phổ thông dân tộc cho trường Trung học cơ sở và Trường Trung học phổ thông Hóa Tiến để thu nhận học sinh dân tộc thiểu số Minh Hóa.

Tiếp tục duy trì và phát triển trường Trung cấp Kinh tế, Trường Trung cấp kỹ thuật công-nông nghiệp, Trường Trung cấp Y tế, Trường Trung cấp nghề để bảo đảm vừa đào tạo bậc trung cấp vừa đào tạo nghề chuyên môn phù hợp với nhu cầu của người học và thị trường lao động; đồng thời, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ để nâng cấp thành trường cao đẳng nghề. Quy hoạch xây dựng một trường Cao đẳng nghề tư thục tại thành phố Đồng Hới và các khu công nghiệp tập trung.

Thu gọn đầu mối và mở rộng quy mô các trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm, trung tâm tin học, ngoại ngữ, các trung tâm ứng dụng khoa học - kỹ thuật trên địa bàn. Nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm giáo dục - dạy nghề cấp huyện, các trung tâm học tập cộng đồng cấp xã, đảm bảo các điều kiện để đáp ứng nhu cầu học tập và học tập suốt đời của nhân dân và học sinh.

Phát triển Trường Đại học Quảng Bình để đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và nâng dần chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực. Mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học ứng dụng, phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

3. Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, tiếp cận chương trình giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề và giáo dục đại học tiên tiến.

Chỉ đạo ngành giáo dục-đào tạo tham gia ý kiến xây dựng chương trình giáo dục, biên soạn sách giáo khoa theo khung chương trình giáo dục quốc gia. Biên soạn chương trình giáo dục phổ thông địa phương ở các cấp học phục vụ kịp thời giảng dạy và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình yêu quê hương cho người học.

Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình giáo dục đại học, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề. Tiếp thu và học tập kinh nghiệm của các cơ sở giáo dục có chất lượng trong nước và khu vực, đồng thời biên soạn giáo trình cập nhật kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn của địa phương để giảng dạy và rèn luyện kỹ năng cho người học. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bồi dưỡng tình cảm và trách nhiệm nghề nghiệp cho người học.

Đưa ngoại ngữ, tin học vào dạy và học ở tất cả các cấp học, ngành học trong hệ thống giáo dục toàn tỉnh (trừ mầm non), tạo cơ hội phát triển nhanh về năng lực ngoại ngữ và tin học cho học sinh, sinh viên.

4. Thực hiện đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

Chỉ đạo Ngành giáo dục-đào tạo của tỉnh đổi mới thi và tuyển sinh theo đúng lộ trình và yêu cầu đổi mới, đảm bảo tính trung thực, khách quan trong đánh giá, xếp loại học sinh, đánh giá năng lực giáo viên, tạo cơ sở thực chất của việc dạy và học từ bậc thấp đến bậc cao của giáo dục phổ thông, dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp. Kết hợp đánh giá quá trình học, kiểm tra và thi cuối cấp học, cuối bậc học với thi tốt nghiệp và tuyển sinh chuyên nghiệp và đại học. Cải tiến tuyển sinh vào trung học phổ thông theo hướng cơ bản dựa vào kết quả học tập ở trung học cơ sở. Thi tuyển vào trường trung học phổ thông chuyên theo hướng tập trung đánh giá các môn chuyên và khả năng ngoại ngữ của học sinh dự tuyển.

Cải tiến quy trình đánh giá công nhận đạt chuẩn, kiểm định chất lượng theo hướng tập trung đánh gia chất lượng và sử dụng chung kết quả đánh giá; hạn chế thủ tục hình thức rườm rà và tốn phí trong công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục. Kết quả đánh giá và kiểm định, thi và kiểm tra phải làm cơ sở trực tiếp cho việc xét công nhận chuyển cấp, công nhận tốt nghiệp, công nhận trường đạt chuẩn, công nhận phổ cập, phân luồng học sinh và tuyển sinh vào chuyên nghiệp, dạy nghề và tuyển sinh đại học. Nghiên cứu để thành lập đơn vị tư vấn kiểm định chất lượng giáo dục độc lập giúp cơ quan quản lý giáo dục đánh giá chất lượng giáo dục trong tỉnh.

5. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng lại đội ngũ giáo viên, chú trọng bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực, phát huy tính tích cực sáng tạo của người học. Rèn luyện phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng ý thức tự học, tự hoàn thiện bản thân của giáo viên, giảng viên.

Phấn đấu đến giữa nhiệm kỳ 2015-2020, 100% giáo viên mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp, 100% giáo viên tiểu học và trung học cơ sở đạt trình độ đại học trở lên, 30% giáo viên trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề có trình độ sau đại học, 70% giảng viên đại học có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên nòng cốt chuyên môn của trường Đại học Quảng Bình và các trường trung cấp chuyên nghiệp. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến kinh nghiệm hữu ích phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có giảng viên tham gia các chương trình nghiên cứu khoa học quốc gia và quốc tế. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, thu hút nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực hành nghề nghiệp.

Nghiên cứu xây dựng trung tâm nghiệp vụ giáo dục để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục, thi, kiểm tra và kiểm định chất lượng giáo dục.

6. Tăng cường xã hội hóa giáo dục, mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.

Nghiên cứu xây dựng các cách thức và mô hình phát huy trí tuệ, công sức, đóng góp vật chất của xã hội, của các tổ chức và cá nhân cho phát triển giáo dục. Tăng cường xã hội hóa giáo dục mầm non, giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề và giáo dục đại học. Có chính sách khuyến khích về đất đai, nghĩa vụ thuế, giúp đỡ về vật chất và các chính sách thu hút nhân tài để phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập, chú trọng xã hội hóa cho giáo dục mầm non và dạy nghề.

Tăng cường quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế đối với giáo dục phổ thông, dạy nghề và đào tạo đại học nhằm tranh thủ tri thức và kinh nghiệm quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó coi trọng quan hệ với các nước trong khối ASEAN và các nước có trình độ giáo dục – đào tạo phát triển cao. Hằng năm, tổ chức giao lưu khoa học, hội chợ việc làm, hội thi sáng tạo kỹ thuật để tranh thủ kinh nghiệm quốc tế trong đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới đào tạo nghề nghiệp, đào tạo sau đại học.

Định kỳ tổng kết kinh nghiệm hợp tác quốc tế để điều chỉnh hợp tác phù hợp với yêu cầu và điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh ta.

7. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý giáo dục và đào tạo.

Xác định mục tiêu quản lý giáo dục nhằm đưa giáo dục và đào tạo vận hành theo đúng các quy định pháp luật và nâng cao chất lượng giáo dục. Xây dựng cơ chế quản lý theo hướng thống nhất và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục.

Rà soát các văn bản chỉ đạo, các cơ chế, chính sách và ban hành mới một số chính sách về giáo dục – đào tạo đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và vận dụng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh. Chỉ đạo khắc phục những khuyết điểm, nhất là những khuyết điểm, hạn chế kéo dài trong giáo dục và đào tạo của tỉnh, nhất là trong công tác thi, kiểm tra, đánh giá, bố trí sắp xếp đội ngũ, tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, tiêu cực trong thu nộp và sử dụng kinh phí.

Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo có giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, vùng bãi ngang ven biển.

8. Đầu tư cơ sở vật chất hợp lý, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo.

Chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020, chuẩn bị cho quy hoạch dài hạn sau năm 2020 phù hợp với lộ trình đổi mới giáo dục và đào tạo quốc gia. Ưu tiên đầu tư để hoàn thiện quy hoạch hệ thống giáo dục-đào tạo của tỉnh, quy hoạch phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, xây dựng một số cơ sở trọng điểm đối với giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên biệt, giáo dục đại học và đào tạo nghề.

Bảo đảm tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục theo chỉ đạo của Chính phủ, tăng dần tỷ trọng chi cho các lĩnh vực ưu tiên phát triển về chất lượng, giáo dục dân tộc. Đảm bảo đầy đủ các chính sách đối với nhà giáo, chính sách thu hút nhân tài. Quy hoạch đất giành cho giáo dục để chuyển các cơ sở giáo dục không phù hợp quy hoạch xây dựng cơ sở giáo dục mới (công lập và ngoài công lập) theo hướng hiện đại và thân thiện.

Triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục trong tỉnh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin phải thống nhất, thông suốt và sử dụng phần mềm ứng dụng tiên tiến. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục nhằm hạn chế những tiêu cực phát sinh. Tăng cường bồi dưỡng năng lực ứng dụng tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

IV - Tổ chức thực hiện

1. Các huyện ủy, thành ủy, thị ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tổ chức quán triệt nghiêm túc Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương và Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tạo chuyển biến về nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, đơn vị mình.

2. Ban cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh căn cứ Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Chương trình hành động có hiệu quả; chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với từng địa phương, đơn vị; chỉ đạo rà soát và ban hành các văn bản về tăng cường quản lý giáo dục, đào tạo phù hợp với các quy định của Đảng, Nhà nước và tình hình thực tiễn của địa phương; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Chương trình hành động theo định kỳ.

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

4. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Tạp chí sinh hoạt Chi bộ và các cơ quan thông tin truyền thông của tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các ban và Văn phòng Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, định kỳ báo cáo kết quả cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

                                                                              T/M BAN THƯỜNG VỤ
                                                                             BÍ THƯ

                                                                            (Đã ký)
                                                                           Lương Ngọc Bính

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Hình ảnh







Hình ảnh hoạt động

>>Xem tất cả<<

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 30


Hôm nayHôm nay : 413

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 12039

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 6760272