Người xưa có câu “Lương sư hưng quốc” - thầy giỏi có thể làm cho quốc gia hưng thịnh. Ngày nay, bên cạnh sự tôn vinh nghề dạy học cùng các bậc “lương sư”, xã hội và nhân dân còn có những đòi hỏi cao về người thầy. Đứng trước yêu cầu mới của giáo dục, mỗi một thầy cô giáo đều phải phấn đấu học tập suốt đời để đáp ứng những yêu cầu về đạo đức, năng lực làm việc và kỹ năng sống trong xã hội hiện đại. Đó là điều chúng tôi nhận thức được ngày càng sâu sắc khi ngày 20-11 đang đến gần.
Nghĩ về nghề, thêm một lần nữa chúng tôi tự hào, hạnh phúc. Bởithầy cô giáo đến trường và gắn bó với công việc thành một cái “nghiệp” suốt đời. “Đã mang cái nghiệp vào thân” hẳn rằng người thầy phải nổ lực không biết mệt mỏi, không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn là những đòi hỏi không thể thiếu cho mỗi giáo viên. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, người thầy phải tích lũy kiến thức và có kỹ năng sống, kỹ năng hành nghề. Thầy cô giáo luôn cố gắng phản ứng nhanh trước mọi diễn biến của khoa học kỹ thuật và tình hình phát triển cao của giáo dục - đào tạo trong thời kỳ hội nhập với thế giới.
Lịch sử và cuộc sống đã cho thấy rằng: Không chỉ riêng ở nước ta mà trên trái đất này, ở đâu người thầy giáo và nghề dạy học cũng được xã hội trân trọng. Trong xã hội xưa, người thầy được chia với vua và cha về quyền lực và uy tín. Quyền lực và uy tín đó không mang tính pháp lý mà đạo lý, cho nên “ Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Xã hội nhìn trò để đánh giá thầy. Cha mẹ thì luôn đặt niềm tin “Trăm sự nhờ thầy”.
Thực tế cho hay chỉ khi người thầy không say sưa với cái vinh, không mấy nghĩ đến cái quyền chỉ làm việc bằng cái uy, cái tâm, khi ấy người thầy mới có chỗ đứng trong trái tim học trò. Đó chính là lòng thương yêu và trí tuệ, là khả năng lôi cuốn, cảm hóa học trò.
Chúng ta càng xác định rõ ràng, trường học không phải là nơi kinh doanh, thầy giáo không phải là người bán chữ. Trẻ em đến trường không một ham muốn gì hơn là học để làm người, trong khi nhiều cha mẹ phải buơn chải với cuộc sống.
Ấn tượng tác động đến học sinh là phong cách mẫu mực, là sự giỏi giang về trí tuệ, là nghệ thuật giảng bài của người thầy. Trên hết là nhân cách mô phạm và lối sống trong sạch. Nhà giáo ngày nay thay vì chỉ truyền đạt trí thức chuyển sang cung cấp cho học sinh phương pháp thu nhận thông tin một cách tự giác, chủ động, có hệ thống, có tư duy, phân tích tổng hợp. Sứ mạnh của nhà giáo là tạo ra sản phẩm con người, nguyên tắc tối thượng là không cho sản phẩm phế loại.
Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của nền kinh tế tri thức, của công nghệ thông tin. Lợi thế đó sẽ nâng giáo dục truyền thống lên tầm cao mới. Tuy nhiên dù trí tuệ loài người và xã hội có phát triển văn minh đến đâu, con người đã và đang dạy học qua mạng internet và qua những thiết bị hiện đại tối tân, nhưng không thể thiếu tiếng trống trường và không gì thay thế được vai trò người thầy giáo. Giáo viên là nhân tố, là lực lượng quyết định sự phát triển của giáo dục. Vì vậy,nhiệm vụ đặt ra cho các thầy giáo, cô giáo là hết sức nặng nề, cơ hội và thách thức đan xen, nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải uyết trước mắt và lâu dài.
Đã có biết bao nhiều lời hay ý đẹp, nhiều tác phẩm thi ca, nhạchọa ca ngợi về người thầy giáo và nghề dạy học. Tự hào về nghề nghiệp, nhà giáo chúng ta nhận rõ trách nhiệm nặng nề, đầy vinh quang của mình, ra sức phấn đấu trau dồi kiến thức, năng lực và đạo đức về nghề nghiệp. Các thế hệ thầy cô giáo nối tiếp nhau kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta tạo nên phẩm chất của người thầy giáo chân chính trong thời đại mới. Đó là nhân ái, đức vị tha, yêu nghề, yêu trẻ, có lối sống lành mạnh, thanh bạch, bình dị, mẫu mực, tôn trọng, sáng tạo trong lao động, không màng danh lợi, không chuộng hư vinh, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội.
Nghĩ về bao thế hệ giáo viên trong nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo giới Lệ Thủy nói riêng, chúng tôi rưng rưng cảm phục và cũng không khỏi băn khoăn về cái nghiệp trồng người mình đang theo đuổi. Bao công việc đã và đang làm nhưng thời sự nhất vẫn là suy nghĩ về các bài dạy trên lớp, về vấn đề tự học, về hành vi giao tiếp, kỹ năng nghề nghiệp đặt ra trong thời gian tới.
Nếu trong quá trình lên lớp giáo viên kiến thức nông cạn, nghèo nàn, phương pháp dạy học yếu thì giờ học sẽ đạt hiệu quả thấp, các em sẽ xa rời môn mình dạy. Giáo viên mà không tích cực tự học để ngày càng nâng cao trình độ mọi mặt của mình thì làm sao khích lệ được tinh thần hăng say học tập của học sinh, làm sao có những học trò giỏi thực sự!
Kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, mỗi thầy cô giáo chúng ta phát huy những gì tốt đẹp trong cuộc đời nhà giáo của mình, đồng thời rèn luyện trau dồi đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ để mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng các thế hệ học sinh. Mỗi một thầy cô giáo xứng đáng là một tấm gương đạo đức