Với phương châm chủ động phòng ngừa, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, giảm nhẹ thiệt hại về vật chất, Phòng GD&ĐT đã ban hành Công văn số 896/GD&ĐT ngày 13/10/2017 về việc chủ động triển khai công tác phòng ngừa bão số 11, trong đó: yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trực thuộc triển khai một số biện pháp sau đây:
1. Kịp thời rút kinh nghiệm công tác phòng chống trong việc ứng phó với 2 đợt áp thấp nhiệt đới và cơn bão số 10 vừa qua.
2. Tổng rà soát lại các phương án phòng chống theo hướng dẫn tại công văn số 660/GD&ĐT ngày 05/9/2017 của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy về triển khai công tác phòng, chống lũt, bão năm học 2017-2018;
3. Tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần để tiếp tục gia cố phương tiện, cách thức chống bão; chặt, tỉa cây có khả năng gãy đổ trong khu vực trường; yêu cầu những nhà dân chặt tỉa những cây cao mà khi có gió lớn có thể va quệt hoặc gãy đổ làm hư hại các công trình của nhà trường;
4. Theo dõi sát sao diễn biến thời tiết để chủ động triển khai phương án phòng chống theo hướng dẫn tại công văn số 660/GD&ĐT ngày 05/9/2017 của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy về triển khai công tác phòng, chống lũt, bão năm học 2017-2018 và các yêu cầu của ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp.
5. Phối hợp với Ban chỉ huy PCTT-TKCN địa phương để chủ động triển khai phương án học hoặc nghỉ học ngày thứ hai 16/10/2017 và những ngày tiếp theo; có thông báo sớm (ngay từ sáng ngày 13/10/2017) cho phụ huynh, và từng học sinh để có sự chủ động, lựa chọn phương án thích hợp, an toàn (Nếu trời mưa to, gió lớn nguy hiểm thì nghỉ học; nếu thời tiết bình thường, đường đến trường bình thường thì đi học bình thường). Tuyệt đối không để học sinh đi học mà phải đi qua vùng nguy hiểm, đi trong tình trạng nguy hiểm. Nhắc nhở phụ huynh thực hiện cam kết đảm bảo an toàn cho học sinh trên đường đi về.
6. Nếu có tin bão khẩn cấp và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh ta thì hoãn những hội nghị chưa cấp thiết; hoãn các cuộc hội thảo, tập huấn,... để tập trung phòng chống bão.
7. Thường xuyên báo cáo tình hình về BCH Phòng, chống lụt, bão ngành GD&ĐT, các cấp học, các đồng chí phụ trách trường để theo dõi, chỉ đạo.
Ban chỉ huy PCBL ngành GD&ĐT yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc./.
Tin bão số 11
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, Sáng nay (13/10), bão Khanun đã vượt qua phía Bắc đảo Lu-dông (Phi-líp-pin) và đi vào Biển Đông, cơn bão số 11.
Hồi 10 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc; 119,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 820km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15km và mạnh lên. Đến 10 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 117,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 510km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão; gió mạnh cấp 7-8, sau tăng lên cấp 9-10, giật cấp 13. Biển động rất mạnh. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 14,0 đến 21,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 113,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng15km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 10 giờ ngày 15/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 113,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.
Dự báo trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km.