07:57 ICT Thứ năm, 10/10/2024

Trường TH Ngư Thủy Bắc

Truyền thống

Quy định chuyên môn

Giáo án

Quảng cáo - Liên kết





Hỗ trợ trực tuyến

Hiệu trưởng

Name: Trần Văn Duẩn
Quản trị website

Name: Ngô Quốc Nhân
Điều hành chung

Phát thanh măng non

Cuộc thi trực tuyến


KH CLPT Nhà trường

Chương trình dạy học

Trang nhất » Tin Tức » Tin hoạt động

chuyen doi so 10.10
tuan le hoc tap suot doi 24-25

PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO, MỘT TRONG NHỮNG NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG HÀNG ĐẦU CỦA TOÀN NGÀNH

Thứ ba - 13/09/2016 12:46
Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng trở nên trầm trọng, thời tiết thay đổi diễn biến khó lường và có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Để hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả do thiên tai, công tác phòng chống lụt bão luôn được nhận thức như là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn ngành giáo dục Lệ Thủy.
          Để giúp các trường kịp thời kịp thời triển khai công tác phòng chống lụt bão, ngày 30 tháng 8 năm 2016, Phòng Giáo dục đào tạo Lệ Thủy đã ban hành công văn 650/GD&ĐT. Theo đó, ngành yêu cầu các đơn vị:
 
          1. Quát triệt một cách đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên
Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh số 21 ngày 18/12/2013 của Văn phòng Quốc hội về phòng chống lụt, bão; Nghị định 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai; Chỉ thị 13/CT-UBND ngày 10/6/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình; Chỉ thị 07/CT-UBND ngày 04/7/2016 của UBND huyện Lệ Thủy về công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2016; Căn cứ Công văn số 3851/QĐ-UBND ngày 28/7/2016 của UBND huyện Lê Thủy về việc phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016-2020 của huyện Lệ Thủy và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn khác có liên quan đến tận cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, phụ huynh học sinh trong toàn đơn vị.
2. Củng cố kiện toàn Ban phòng chống lụt, bão của đơn vị
Củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống lụt, bão trường học và phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên trong Ban chỉ huy để đảm bảo phù hợp nhiệm vụ công tác và hoạt động có hiệu quả.
- Thành phần: Hiệu trưởng làm trưởng ban; Các thành viên: CBQL, GV, NV của trường, Đại diện Hội cha mẹ học sinh ở từng khu vực dân cư, đại diện các thôn bản trên địa bàn trường đóng.
- Phải có các số điện thoại để liên lạc của từng thành viên, nhất là số điện thoại đến Ban đại diện Hội cha mẹ
học sinh ở các địa bàn khu dân cư và số điện thoại của điểm thông tin qua hệ thống truyền thanh thôn, bản, tổ dân phố.
3. Hoàn chỉnh kế hoạch phòng chống lụt, bão năm học 2016-2017
3.1. Việc lập kế hoạch phải quán triệt nguyên tắc và đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Giáo dục ý thức phòng chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh; khắc phục bệnh chủ quan trong công tác phòng chống lụt, bão;
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng của học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân viên;
- Giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Lập kế hoạch phòng chống toàn diện, có tính đến các trường hợp đột xuất, bất ngờ.
- Kế hoạch phải nêu rõ các nội dung công việc ở cả ba giai đoạn:
* Trước khi lụt, bão, thiên tai xảy ra;
* Trong khi lụt, bão, thiên tai xảy ra;
* Sau khi lụt, bão, thiên tai xảy ra.
- Việc lập kế hoạch phòng chống lụt, bão: phải được xây dựng từ những đơn vị lớp học, từng điểm trường lẻ đến toàn trường, phù hợp với đặc điểm địa bàn (nhất là những vị trí thường xảy ra nguy hiểm, qua sông, qua cầu, nơi nước chảy xiết, vùng đất hay bị sạt lở, địa bàn bị chia cắt...).
- Bám sát và thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn để xây dựng kế hoạch thật chu đáo, sát hợp với tình hình, điều kiện của đơn vị, có những phương án tối ưu trong công tác phòng chống.
- Phân công định rõ phạm vi, trách nhiệm cho từng giáo viên, cán bộ, đại diện Hội phụ huynh học sinh và các đoàn thể trong nhà trường cho từng khu vực cụ thể.
- Tham mưu với lãnh đạo địa phương để chủ động trong việc tăng cường lực lượng, phương tiện ứng cứu kịp thời khi lũ lụt, bão xảy ra.
 - Lập kế hoạch mua sắm thêm về các phương tiện các điều kiện cơ sở vật chất thiết yếu, lương thực, thực phẩm, phục vụ cho công tác phòng chống lụt, bão. Trong đó chủ động tập luyện cho người sử dụng phương tiện ca nô, thuyền máy để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Đặc biệt chú ý đến công tác chuẩn bị, phòng tránh phải được thực hiện khẩn trương, đồng bộ theo phương châm "bốn tại chỗ" (chỉ huy tại chổ; lực lượng tại chổ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chổ; hậu cần tại chổ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả).
 - Yêu cầu phụ huynh học sinh ký cam kết với nhà trường về việc đưa đón con em trong những ngày mưa gió, lụt, bão (không để học sinh đi học một mình không có sự đưa đón của người lớn trong những ngày mưa bão).
- Triển khai một cách cụ thể cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh nắm chắc kế hoạch và mọi phương án thực hiện của đơn vị.
3.2. Kế hoạch cho từng đợt
- Lực lượng tham gia;
- Nội dung phòng chống lụt, bão.
- Người trực: Trong thời gian đang có mưa lớn, nước ngập, bão gần và những trường hợp nhạy cảm, phải phân công trực cụ thể trong đó có một người trong Ban giám hiệu trực.
- Thông tin báo cáo phải kịp thời chính xác về cơ quan chỉ đạo ngành.
4. Thực hiện nghiêm túc những công việc bắt buộc khi có thiên tai xảy ra
4.1. Theo dõi sát tình hình thời tiết, tình hình mưa bão trên địa bàn.
4.2.  Báo cáo ngay với Ban chỉ huy phòng chống lụt, bão xã, thị trấn để có quyết định sát đúng; Trong trường hợp phải nghỉ học:
- Hiệu trưởng chủ động bàn bạc với Ban phòng chống lụt, bão xã, thị trấn để có quyết định sát đúng;
- Điện xin ý kiến chỉ đạo Phòng Giáo dục& Đào tạo (trong trường hợp không liên lạc được, Hiệu trưởng và Trưởng ban phòng chống địa phương bàn bạc, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình);
- Khẩn trương triển khai phương án phòng chống, đảm bảo an toàn cho học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên;
- Báo cáo Phòng Giáo dục & Đào tạo về thời gian đi học trở lại sau lụt, bão (qua bộ phận phụ trách bậc học).
 4.3  Tổ chức phòng chống lụt, bão
a. Việc phòng chống, đảm bảo an toàn khi có lũ, lụt
          - Có đầy đủ các vật liệu, dụng cụ trước khi có lũ lụt cần kê cao, đậy kỹ. Những loại thiết bị, máy móc nặng, cồng kềnh, khó đưa lên cao một cách kịp thời thì phải được kê cao an toàn từ trước. Bàn ghế, tủ làm bằng gỗ ép và các máy móc, các thiết bị có chất liệu không chịu được ẩm ướt không được để ngập trong nước.
          - Những trường, điểm trường phòng học còn thấp, cần liên hệ trước những nơi có nhà cao tầng để chủ động việc sơ tán tài sản trong trường hợp cần thiết. Không để tình trạng tài sản bị hư hỏng do lũ, lụt  ở trong các nhà cấp 4, nhà tạm hoặc tầng trệt.
- Có quy định cụ thể về việc đi đường của học sinh khi đi qua các vị trí có nước sâu, nước chảy nguy hiểm; bàn bạc kỹ với phụ huynh về lộ trình đi và về của học sinh để đảm bảo an toàn khi có lụt, bão. 
          - Thông tin chỉ đạo kịp thời đến giáo viên, phụ huynh học sinh ở các khu vực dân cư, các điểm trường lẻ để đảm bảo an toàn về tính mạng của học sinh. Những điểm xung yếu, nguy hiểm trên đường đi và về của học sinh phải được khảo sát kỹ, nắm chắc đặc điểm, phân công, bố trí người có trách nhiệm trực tiếp theo dõi giúp đỡ việc đi lại của giáo viên và học sinh.
- Tuyệt đối chấp hành nghiêm túc Quy định của UBND huyện về đò ngang đưa đón học sinh, giáo viên qua sông; người ngồi ở trên thuyền phải có áo phao.
- Không cho học sinh và cán bộ, giáo viên tan học tự động đi về khi nước lũ đang dâng cao nguy hiểm; quản lý chặt chẽ và có phương án đảm bảo an toàn cho học sinh trong thời gian đang ở trường khi có lũ lụt  đang xảy ra.
- Có phương án cụ thể nhằm đảm bảo an ninh trường học trong quá trình lũ lụt.
          - Chỉ đạo tiến độ xây dựng, tu sửa công trình xây dựng hợp lý, gia cố vững chắc trước khi lụt, bão đến.
b. Việc phòng chống, đảm bảo an toàn khi có bão 
          - Có đầy đủ các dụng cụ, vật liệu cần thiết; tiến hành các công việc trước khi bão đến: giằng néo, cài, chống đỡ nhằm chống tốc mái, sập tường, hỏng cửa... Có ni lông che đậy bao bọc hệ thống máy vi tính, thiết bị máy móc, sách vở, đồ dùng dạy học. Đảm bảo an toàn các thiết bị bố trí ngoài trời ở các điểm trường; chặt cây ở sát các công trình.
          - Có biện pháp chủ động phòng ngừa hư hỏng CSVC và tai nạn đến người do cây cối đổ hoặc va quệt ở trong khu vực trường.
          - Không bố trí người trực ở lại trong những phòng đã xuống cấp, hư hỏng và nhà tạm.
- Tuyệt đối không cho giáo viên và học sinh tự ý đi về trong lúc bão chưa ngừng và đảm bảo an toàn cho CB,GV,HS đang ở tại trường khi có gió to và bão.
c. Sau lụt,o.
 - Các trường cần khắc phục ngay hậu quả để sớm ổn định việc dạy học. Tiến hành ngay việc tu sửa những hư hỏng về CSVC, thiết bị dạy học; tổ chức vệ sinh phong quang, môi trường; tích cực phòng chống dịch bệnh sau lụt, bão. Có biện pháp giúp đỡ những cán bộ, giáo viên và học sinh gặp khó khăn sau lụt, bão, kiên quyết không để học sinh bỏ học vì nguyên nhân lụt, bão.
- Nắm chắc tình hình thiệt hại về người và tài sản, những gương điển hình  dũng cảm, tham gia tích cực, trong công tác PCBL; báo cáo nhanh về Phòng Giáo dục - Đào tạo và lãnh đạo địa phương.
          - Thường trực Ban chỉ huy của ngành và Cụm trưởng, Cụm phó các cụm trường gồm các đồng chí sau đây:
          5. Làm tốt công tác thông tin, thường xuyên giữ mối liên lạc với Ban thường trực phòng chống lụt bão ngành.
        5.1 Về công tác thông tin
          - Ban chỉ huy phòng chống lụt, bão các cấp phải thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, tin báo bão và Công điện của Chính phủ, của UBND các cấp từ các phương tiện thông tin đại chúng; chủ động bàn bạc với lãnh đạo địa phương về kế hoạch phòng chống; tuân thủ sự chỉ đạo của lãnh đạo xã, thị trấn để triển khai công tác phòng chống lụt, bão kịp thời.
          Trưởng, phó ban phòng chống lụt, bão của trường phải có thông tin chỉ đạo kịp thời đến giáo viên và đại diện cha mẹ học sinh ở các khu vực trường lẻ và từng khu dân cư (Mỗi khu vực cần liên hệ một điểm điện thoại để thông tin).
          - Thông tin chỉ huy PCBL từ Thường trực ban chỉ huy PCBL của ngành (Cơ quan Phòng Giáo dục-Đào tạo), Các Trưởng-Phó ban chuyển đến các đồng chí Cụm trưởng phụ trách các đơn vị cấp học của các cụm; Các đồng chí Cụm trưởng chịu trách nhiệm truyền đạt đầy đủ thông tin đến Ban PCBL của các trường trong cụm, đồng thời nắm bắt tình hình thực hiện và các trường hợp đặc biệt trong cụm để báo cáo cho ngành một cách kịp thời. Các Thành viên BCĐ của ngành (PGD- ĐT) chuyển thông tin và trực tiếp chỉ đạo các trường theo địa bàn đã phân công ở trên; Vào đầu năm học tổ chức họp Ban chỉ huy để đánh giá tình hình năm trước và triển khai kế hoạch năm học mới.
Ngoài ra, Thường trực BCH của Ngành sẽ chuyển thông tin chỉ đạo về công tác phòng chống lụt, bão thông qua trang website của Phòng Giáo dục- Đào tạo. Yêu cầu mạng Internet ở các trường thường xuyên hoạt động và bố trí người theo dõi, nắm bắt các công điện, công văn chỉ đạo của Phòng Giáo dục-Đào tạo một cách kịp thời.
                   - Thông tin, báo cáo nhanh, báo cáo thiệt hại do lụt, bão gây ra từ các trường được chuyển trực tiếp lên Thường trực ban chỉ huy của ngành và  báo cáo cho Cụm trưởng và Ban CĐPCBL của xã, thị trấn được biết.
          5.2. Ban trường trực phòng chống lụt bão toàn ngành (xem danh sách tại đây)
Tải công văn 650 tại đây
 

Nguồn tin: Nguồn CV số 650

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Hình ảnh







Hình ảnh hoạt động

>>Xem tất cả<<

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 61

Máy chủ tìm kiếm : 52

Khách viếng thăm : 9


Hôm nayHôm nay : 372

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 8473

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 6756706