02:25 ICT Thứ ba, 25/03/2025

Trường TH Ngư Thủy Bắc

Truyền thống

Quy định chuyên môn

Giáo án

Quảng cáo - Liên kết





Hỗ trợ trực tuyến

Hiệu trưởng

Name: Trần Văn Duẩn
Quản trị website

Name: Ngô Quốc Nhân
Điều hành chung

Phát thanh măng non

Cuộc thi trực tuyến


KH CLPT Nhà trường

Chương trình dạy học

Trang nhất » Tin Tức » Tin hoạt động

26/3/2025
chuyen doi so 10.10

TÌM HIỂU THÊM VỀ BẢN DI CHÚC LỊCH SỬ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Thứ hai - 02/09/2019 21:07
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tự mình lặng lẽ chuẩn bị rất công phu và chu đáo để hoàn thành bản Di chúc trong vòng 4 năm. Chỉ với hơn 1.000 từ vô cùng ngắn gọn, Di chúc của Người đã truyền cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ý chí quyết tâm sắt đá, niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam; sức mạnh của chính nghĩa và chân lý "Không có gì quý hơn độc lập tự do"; sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Bác bắt đầu đặt bút viết Di chúc vào ngày 10 tháng 5 năm 1965 và lần sửa chữa cuối cùng là ngày 19 tháng 5 năm 1969, trước lúc Người đi xa gần 4 tháng. Bản Di chúc chỉ vỏn vẹn có 1000 từ với mong muốn “để sẵn mấy lời” và “chỉ nói tóm tắt vài việc thôi” nhưng Di chúc của Người là một văn kiện lịch sử vô giá, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

3009dt01.jpg

Theo đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ, Bác bắt đầu viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc để lại cho muôn đời sau lúc 9 giờ sáng thứ hai, ngày 10/5/1965, đến 10 giờ, Bác viết xong phần mở đầu. Bác xếp tài liệu lại và chuyển sang làm các công việc thường ngày. Các ngày tiếp theo (ngày 11, 12 và 13/5/1965), cũng vào giờ đó (từ 9 giờ đến 10 giờ), Bác viết tiếp các phần còn lại. Riêng ngày 14/5/1965, do buổi sáng có lịch đi thăm một hợp tác xã ở ngoại thành Hà Nội và dự một phiên họp của Bộ Chính trị, Bác chuyển viết Di chúc sang buổi chiều với thời gian gấp đôi, từ 14 giờ đến 16 giờ. Đúng 16 giờ, Bác đánh máy xong bản Di chúc và cho vào phong bì. Đến 21 giờ hôm đó, Bác giao chiếc phong bì cho đồng chí Vũ Kỳ và dặn: “Chú cất giữ cẩn thận, vào dịp này sang năm nhớ đưa lại cho Bác”.

Và cứ đến dịp sinh nhật Bác hằng năm, đồng chí Vũ Kỳ lại đặt bản Di chúc lên bàn làm việc của Bác; sau đó Bác bổ sung và giao lại cho đồng chí Vũ Kỳ. Bác đọc kỹ bản Di chúc, xem xét, cân nhắc kỹ từng đoạn, từng câu, từng ý, từng lời và bổ sung thêm vào bản Di chúc tùy theo tình hình đất nước. Đặc biệt, qua tình hình chiến sự miền Nam, Bác lại viết thêm những phần cần thiết vào bản Di chúc.

Năm 1966, Bác bổ sung thêm phần nói về tự phê bình và phê bình trong Đảng, trong đó Bác nhấn mạnh: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.

Năm 1967, Bác xem lại bản Di chúc, nhưng không sửa gì. Năm 1968, Bác viết thêm 6 trang, gồm một số đoạn về việc riêng và một số công việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi.

Năm 1969, Bác xem và viết lại toàn bộ phần mở đầu gồm 1 trang viết tay. Ngày 19/5/1969, Bác sửa lần cuối. Toàn văn Di chúc được công bố sau ngày Bác Hồ qua đời (ngày 2/9/1969). 

3009dt02.jpg

Có lẽ chưa có một ai viết di chúc mà vui vẻ, phấn khởi như Bác. Thường thì khi người ta viết di chúc là khi họ cảm thấy quỹ sống của mình không còn nhiều, họ dặn dò, trăn trối và hoài niệm, tiếc thương một thời son trẻ đã đi qua. Nhưng Bác của chúng ta thì hoàn toàn khác, nghĩa là Bác viết Di chúc trong ngày rất vui. Năm 1965, Bác bắt đầu viết Di chúc, văn bản mà Bác gọi là “bức thư để lại cho đồng bào, đồng chí”, “mấy lời dặn lại trước lúc đi xa” với dòng đầu tiên là “Nhân dịp mừng 75 tuổi”. Việc Bác viết Di chúc trong dịp sinh nhật thể hiện bản lĩnh văn hóa của Người. Viết Di chúc dịp sinh nhật, chọn thời điểm 9-10 giờ sáng để viết và sửa Di chúc, nói lên chiều sâu trong thế giới nội tâm của Bác, bản lĩnh văn hóa, lấy sự sống vượt lên cái chết của Người. 

Điểm thứ ba cần nhắc lại là, ngày nay toàn Đảng toàn quân và toàn dân ta xem bản Di chúc là Quốc bảo - bảo vật quốc gia, là di sản bất hủ, là niềm tin chiến thắng và ý chí quyết tâm giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước; là cơ sở để Đảng ta, Nhân dân ta xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì đối với Bác, Bác chỉ khiêm nhường gọi là “tôi để sẵn mấy lời” hay đơn giản, chỉ gọi đây là một lá thư “Tháng 5-1968, khi xem lại thư này tôi thấy cần phải viết thêm mấy điểm không đi sâu vào chi tiết”.

Thứ tư, Bác viết Di chúc vào khung giờ mà bây giờ chúng ta gọi là “giờ tâm linh” của Bác. Như ta biết, Bác viết Di chúc vào khoảng thời gian từ 9 giờ đến 10 giờ sáng và kì diệu thay, Bác ra đi cũng đúng vào khung giờ ấy (Bác trút hơi thở cuối cùng vào lúc 9 giờ 47 phút sáng ngày 02 tháng 9 năm 1969. Nhưng thực tế, trái tim vĩ đại của Người đã ngừng đập vào hồi 9 giờ, 47 phút là ta kể đến thời gian hồi sức cấp cứu, xoa bóp cho tim Bác đập trở lại nhưng không thành).

Thứ năm, Bác của chúng ta không chỉ là người “tri thiên mệnh” (biết được mệnh trời) mà còn biết cả mệnh của mình. Bằng chứng là trong 1000 từ quý giá của bản Di chúc, Bác chỉ dành cho mình đúng 79 chữ ở phần “Về việc riêng”. 79 chữ ấy ứng nghiệm với cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ của Người, giúp cho Nhân dân ta và bạn bè quốc tế hiểu thêm về tư tưởng, lý luận, đạo đức, phong cách của một lãnh tụ thể phách đã mất mà tinh anh muôn thuở vẫn còn.

Suốt đời phục vụ Nhân dân, đất nước, trong Di chúc Bác không đề cập đến “cá nhân” hay “bản thân”, mà nói “về việc riêng”, bởi suốt đời Bác phấn đấu cho hạnh phúc của toàn dân. Cái riêng của Bác hòa trong cái chung của dân tộc. Suốt đời Bác vì dân, vì nước, vì Đảng, nên không lúc nào Bác nghĩ đến bản thân mình. Trước lúc đi xa, Người “không có điều gì phải hối hận” vì Bác đã phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân hết sức, hết lòng. Người “chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

Trong Di chúc, Bác đưa ra lời tiên đoán có tính chất khẳng định, như một tất yếu của lịch sử: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài. Đồng bào ta có thể hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn” và  “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, Nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi”.

3009dt03.jpg

Nhận định về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết “Bản Di chúc tuy rất ngắn gọn song nó chứa đựng biết bao giá trị tư tưởng và tình cảm, là sự kết tinh một đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, đem lại sự đổi đời của dân tộc Việt Nam ta, đồng thời để lại những di sản bất hủ đối với những thế hệ mai sau…”.

Năm nay chúng ta kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những lời căn dặn của Người trong bản Di chúc ấy dù rất ngắn gọn, dễ hiểu nhưng mang đầy ý nghĩa lớn lao. Để Đảng ta vững mạnh, ngang tầm với những yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, việc nghiên cứu, vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong Di chúc của Người là một việc làm hết sức cần thiết. Trong đó, cần chú trọng hàng đầu vấn đề giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. 

Nguồn tin: www.lethuy.edu.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Hình ảnh






Hình ảnh hoạt động

>>Xem tất cả<<

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 76

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 27782

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 6914014