20:30 ICT Thứ sáu, 24/01/2025

Trường TH Ngư Thủy Bắc

Truyền thống

Quy định chuyên môn

Giáo án

Quảng cáo - Liên kết





Hỗ trợ trực tuyến

Hiệu trưởng

Name: Trần Văn Duẩn
Quản trị website

Name: Ngô Quốc Nhân
Điều hành chung

Phát thanh măng non

Cuộc thi trực tuyến


KH CLPT Nhà trường

Chương trình dạy học

Trang nhất » Quy định chuyên môn » QĐ chuyên môn 16-17

chuyen doi so 10.10
xuan 2025

Quy chế chuyên môn năm học 2016 - 2017

Thứ tư - 14/09/2016 22:24
 PHÒNG GD&ĐT LỆ THUỶ           CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Trường TH  Ngư Thuỷ Bắc                     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
                    Ngư Thủy Bắc, ngày 22 tháng 8 năm 2016
QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
Ban hành kèm theo QĐ số    /QĐ-HT ngày 22/8/2016 của Hiệu trưởng
Trường TH Ngư Thủy Bắc

Căn cứ Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ vào đặc điểm tình hình của trường TH Ngư Thủy Bắc.
 
QUY ĐỊNH:
I/ HỒ SƠ HỌC SINH:
(Theo Quyết định số 539 /QĐ-GD&ĐT ngày 14  tháng 9 năm 2012
của Phòng Giáo dục và Đào tạo Lệ Thủy)
1. Sách: Có đủ các loại sách giáo khoa được quy định cho từng khối lớp.
2. Vở:
- Có đủ các loại vở được quy định cho từng khối lớp.
- Các loại sách, vở được bao bọc cẩn thận và dán nhãn ở góc phải.
3. Màu mực: Học sinh viết mực màu đen (khuyến khích HS viết bút mực, trừ lớp 1 ở học kì 1).
4. Đồ dùng học tập: Có đủ đồ dùng học tập theo từng khối lớp.
Học sinh có đủ số lượng đồ dùng học tập và đang sử dụng tốt, cụ thể:
- Bút máy, bút chì, bút màu (bút sáp, bút lông);
- Thước kẻ và các đồ dùng học toán (riêng lớp 4;5 có thêm ê ke, compa);
- Hộp đựng đồ dùng học tập cá nhân.
- Đối với lớp 1, phải có các đồ dùng học tập phù hợp và an toàn cho phân môn TV -CGD
II/ HỒ SƠ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH:
1. Hồ sơ tổ chuyên môn:
- Kế hoạch hoạt động của tổ
- Sổ biên bản (ghi các nội dung cuộc họp).
- Các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn.
2. Hồ sơ cá nhân:
- Giáo án
- Sổ chuyên môn: gồm ghi chép hội họp; chuyên môn; dự giờ; bồi dưỡng thường xuyên.
- Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm chủ nhiệm lớp), gồm nội dung công tác chủ nhiệm lớp và theo dõi chất lượng giáo dục học sinh.
- Sổ theo dõi chất lượng giáo dục dành cho giáo viên bộ môn.
3. Quy định về soạn giảng:
           - Giáo án: Soạn bằng máy vi tính (Phong chữ Times New Roman); hỡnh thức soạn theo mô hỡnh trường học mới.
           + Thứ, ngày, tên bài, nội dung giảm tải.
           + Nội dung giảm tải ghi tr­ước mục tiêu; có đủ 3 mục tiêu bài học và mục tiêu GDKNS, GDMT, BVTN, MT Biển – hải đảo, PTBMCN … (nếu có).
           + Khi soạn bài phải thể hiện rõ việc chú ý đến từng đối tượng học sinh; chú ý đối tượng HSG (đối với môn T+TV), HS năng khiếu ( đối với các môn chuyên biệt).
 + Đối với các lớp có HS khuyết tật học hoà nhập: Khi soạn bài phải có sự  lưu ý đến đối tượng này ( đặc biệt đối với 2 môn T+TV)
 + Đối với môn GCN – TV1; GV không soạn bài mà chỉ ghi nhật kí. Giáo viên không soạn bài dành thời gian để đọc thiết kế, chuẩn bị TBDH. Riêng các tiết ôn luyện GV phải soạn bài: xác định mục tiêu cần ôn tập, ND ôn tập và hình thức tổ chức ôn tập.
 + Phân môn Mỹ thuật: Giáo viên thực hiện soạn bài giảng các bài điển hình 5 bài/năm học trong đó có đủ 7 quy trình dạy học (giao cho chuyên môn các trường lựa chọn) và viết nhật kí bài giảng.
4. Ch­ương trình dạy học:
- Lên trước 01 tuần, đăng website của trường.

- Nội dung giảm tải, BT Toán làm vở ô li ghi ở phần ghi chú
5. Theo dõi chất lượng giáo dục:
- Thực hiện nghiêm túc theo TT30//2014/BGD-ĐT. Ghi chân phương rõ ràng sạch sẽ, sử dụng ngôn từ cô động, súc tích, chính xác giàu cảm xúc để đánh giá HS, tránh những từ ngữ chê trách HS.
- GV chuyên biệt có sổ theo dõi chất lượng riêng, cuối kì, cuối năm học cần phối hợp với GVCN để thống nhất đánh giá học sinh vào học bạ.
- Tất cả GV đều thực hiện đánh giá học sinh vào cuối mỗi tháng theo dung lượng kiến thức được thực hiện trong tháng đó.
6. Dự giờ, thao giảng:
          + Mỗi tuần dự ít nhất 1 tiết (Tổ trưởng, tổ phó dự ít nhất 2 tiết/tuần)
+ Dự đầy đủ các phân môn.
          + Ghi đầy đủ nhận xét: ­ưu điểm, khuyết điểm, đánh giá.
- Thao giảng:        + Cấp tổ: ít nhất 2 tiết/GV/năm
+ Cấp trường: ít nhất 1 tiết/GV/năm  
7. Vở sạch chữ đẹp:
      + Mçi th¸ng kiÓm tra 1 bµi viÕt nộp vào ngày 25 hàng tháng.
      + Đánh giá phong trào VSCĐ Quyết định số 539/QĐ-GD&ĐT ngày 14  tháng 9 năm 2012 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Lệ Thủy   
      + Mỗi năm kiểm tra 4 đợt  theo định kỳ: đợt 1,3 GVCN; đợt 2,4 BGH và TT, TP
      + Ghi rõ số l­ượng, % của từng loại đạt và ch­ưa đạt.

 III/ THỰC HIỆN DẠY HỌC TRÊN LỚP:
     - Thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch, nội dung dạy học.
     - Đổi mới phương pháp dạy học mà linh hồn của nó là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Chú trọng vai trò tổ chức, điều hành của giáo viên, tự quản, tự học của học sinh, thay đổi không gian lớp học, hoạt động nhóm học sinh, đổi mới thiết bị, phương tiện giảng dạy và học tập, thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá theo Thông tư 30/2014/TT- BGD&ĐT, tiếp tục lồng ghép dạy kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế (đặc biệt với các môn Đạo đức, TN-XH, LS-ĐL, Mĩ thuật, Âm nhạc, HĐNGLL) phù hợp với thực tiển cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
     - Dạy học đúng theo phần hành, thời gian quy định, không cắt xén thời gian, không dạy sai kiến thức, không tự tiện cắt xén chương trình.
     - Bao quát, quan tâm đến tất cả các đốii t­ượng học sinh (chú trọng đối tượng HSY, KT) và đảm bảo các học sinh đều được tham gia hoạt động.
    - Chữ viết bảng của GV phải đúng mẫu chữ quy định.
    - Đối với GV lớp 1:
          + GV phải thuộc thiết kế, nắm bắt luật chính tả, thuộc 6 quy trình dạy học của 6 mẫu bài. Biết được 4 việc trong 1 bài học để hướng dẫn học sinh.
          + Dạy tốt 2 tuần 0 (2 tuần học rất quan trọng) hình thành cho học sinh nền nếp học tập, các kí hiệu, các nét cơ bản làm cơ sở để dạy các mẫu tiếp theo. Từ bỏ cách đánh vần, phát âm sai khác với TV1-CNGD, tuyệt đối không quay lại cách đánh vần theo chương trình hiện hành.
          + Bám sát chuẩn KT-KN đọc viết để lựa chọn đoạn viết phụ hợp với đối tượng học sinh vùng miền (đảm bảo 100% đạt KT-KN tối thiểu). Giáo viên phải tận tâm, dạy học tích cực, theo dõi sát sự tiến bộ của học sinh, không để học sinh yếu lõi kéo dài.
   - Đối với GV dạy Mỹ thuật:
+ Trong dạy học giáo viên bố trí các hoạt động tương ứng với từng chủ đề nhằm phát triển tối đa các năng lực học sinh. GV linh hoạt, sáng tạo khi sử dụng các vật liệu để thể hiện các sản phẩm mĩ thuật như màu vẽ, đất nặn và một số vật liệu tự nhiên sẵn có và dễ tìm... ở địa phương cho từng quy trình mĩ thuật.
          + Đánh giá và lưu sản phẩm học sinh: Các sản phẩm của cá nhân, nhóm được lựa chọn và lưu trữ và trưng bày đảm bảo tính thẩm mĩ tại phòng Nghệ thuật, các đơn vị chưa có phòng riêng thì lưu trữ sản phẩm tại góc lớp. Việc đánh giá sản phẩm của học sinh thông qua lời nhận xét trực tiếp của GV, học sinh đánh giá lẫn nhau và học sinh tự đánh giá khả năng của mình so với mục tiêu bài học.
IV/ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG, TBDH:
   - Hàng tuần lên phiếu báo đầy đủ và nộp ở cán bộ thư viện vào ngày thứ 2.
   - Khai thác triệt để TBDH hiện có đặc biệt là các thiết bị dạy học hiện đại, làm thêm đồ dùng dạy học; tuyệt đối không được dạy chay, việc sử dụng bảng con phải thực hiện thường xuyên và có hệ thống.
   - Đối với GV lớp 1:
          + Lựa chọn và làm đồ dùng dạy học: Tận dụng bộ chữ cái chương trình dạy học hiện hành, làm đồ dùng dạy học còn thiếu (mẫu chữ viết thường). Nam châm gắn bảng lớp, xốp nhựa, nắp bia,.. làm vật liệu thay thế tiếng; tận dụng hình tròn, que tính bộ đồ dùng để ghép chữ...
+ Hướng dẫn phụ huynh mua sắm đủ SGK, vở tập viết, vở thực hành, vở kẻ li, bảng con (đúng mẫu). Yêu cầu 100% học sinh có đủ SGK, vở tập viết, dụng cụ học tập.
   - Đối với GV dạy Mỹ thuật: Chuẩn bị đồ dùng thiết bị dạy và học: GV có đủ dạy Mĩ thuật, học sinh có đủ sách học Mĩ thuật. Mua sắm đủ hộp màu, đất nặn, bút vẽ, giá để thiết bị và sản phẩm mĩ thuật, giấy A0, A3, A4, vải thừa, dây thép,...
V/ CHẤM CHỮA:
- Chấm chữa thường xuyên để nắm bắt đối tượng học sinh và có biện pháp giúp đỡ; thực hiện nghiêm túc việc chấm, chữa theo TT30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 về quy định đánh giá học sinh Tiểu học.    
VI/ BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN:
- GV tăng cường công tác tự bồi dưỡng chuyên môn – nghiệp vụ nhằm nâng cao tay nghề thông qua các kênh thông tin đại chúng; thông qua dự giờ thăm lớp; học hỏi đồng chí đồng nghiệp; bạn bè ...
- Chuyên môn và tổ chuyên môn tăng cường việc dự giờ, kiểm tra  giáo viên (đặc biệt những giáo viên trẻ, giáo viên tay nghề còn yếu...) nhằm góp ý, giúp đỡ cho giáo viên rèn luyện, nâng cao chuyên môn – nghiệp vụ.
- Có ít nhất 1 nội dung bồi bưỡng/tháng. Nội dung bồi dưỡng phải thiết thực với lớp, môn mình dạy; Ghi rõ ngày, tháng bồi dưỡng.
- Thực hiện nghiêm túc công tác BDTX; sau mỗi nội dung thực hiện nghiêm túc viết bài thu hoạch (viết tay; không sao chép của nhau; những bài có nội dung giống nhau sẽ bị đánh giá bằng điểm kém và đưa vào kết quả đánh giá cuối năm).
- Tham gia nghiêm túc và có chất lượng các khóa học; tập huấn nhằm bồi bổ kiến thức; nâng cao trình độ tay nghề.
VII/ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
          + Thực hiện nghiêm túc Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014.
          + Ghi sổ theo dõi chất lượng giáo dục, học bạ theo công văn hướng dẫn của Bộ giáo dục, PGD.
          + Cuối tháng phải cập nhật đánh giá vào sổ theo dõi chất lượng của GVCN và GV bộ môn.
VIII/ KHẢO SÁT ĐỊNH KỲ:
          + Thực hiện nghiêm túc Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014.
          + Coi, chấm khảo sát khách quan, nghiêm túc (trong thời gian coi, chấm khảo sát GV không được sử dụng điện thoại; điện thoại phải tắt nguồn).
          + Sau khảo sát phải tập hợp và báo cáo kịp thời (số lượng; chất lượng và những trường hợp cần lưu ý) cho chuyên môn.
          + Bảo quản hồ sơ học sinh theo đúng tinh thần TT30.
IX/ NỀ NẾP:
- Tiếp tục thực hiện vận dụng mô hình trường học mới (mức 1) ở cả 3 nội dung  (thay đổi không gian lớp học; sử dụng các hình thức tổ chức dạy học hợp lí; tăng cường ý thức tự học, tự giải quyết vấn đề của học sinh ngay trong từng tiết học)
- Phải giữ trật tự trong việc di chuyển vị trí học các môn chuyên biệt (GV chuyên biệt phải có trách nhiệm hướng dẫn HS).
X/ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ :
          - Tổ 1,2, 3:        + Tổ trưởng lên ch­ương trình khối 1.
                                    + Tổ phó lên ch­ương trình khối 2,3.
          - Tổ 4 ,5            + Tổ tr­ưởng lên ch­ương trình khối 5.
                                   + Tổ phó lên ch­ương trình khối 4
         *Tổ tr­ưởng : Chịu trách nhiệm lên kế hoạch, điều hành, kiểm tra hoạt động chuyên môn của tổ (dự giờ, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra chất lượng ...) theo yêu cầu của BGH, đánh giá và rút kinh nghiệm sau mỗi đợt khảo sát  của tổ mình (ưu  điểm, tồn tại), hướng khắc phục tồn tại. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ. Thu các danh sách, hồ sơ ... của tổ cần nộp và nộp cho BGH theo yêu cầu. Chịu trách nhiệm kiểm tra lại toàn bộ các loại hồ sơ, chất lượng, … của tổ mình. Chỉ đạo các tổ viên thực hiện các nội dung, công việc đã được BGH giao (Viết tin bài, tham luận,…)
         *Tổ phó : Chịu trách nhiệm chØ ®¹o một số công việc do tổ trưởng phân công. Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của tổ khi tổ trưởng vắng mặt.
Tổ trưởng, tổ phó chỉ đạo ra đề kiểm tra của các đợt trong năm học theo sự phân công chỉ đạo của BGH; ra đề kiểm tra chống yếu lõi để GV trong tổ kiểm tra. Chịu trách nhiệm thông tin lại các nội dung cho tổ viên (Nếu hội ý, hội họp… tổ viên đó vắng mặt).
   * GVCN: Thống kê chất l­ượng theo mẫu nộp đ/c tổ tr­ưởng, tổ phó đúng theo mẫu  quy định. Thực hiện tất cả mọi nhiệm vụ do BGH, tổ trưởng, tổ phó điều hành. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của học sinh trong giờ đến trường.
   * GV dạy môn tự chọn: Tự ra đề và kiểm tra theo chương trình; riêng môn Tin học cuối mỗi học kì GV ra đề phần thực hành nộp cho BGH trước khi có lịch kiểm tra 1 tuần.
*Nhóm trưởng, trưởng ban: Có trách nhiệm nhận nhiệm vụ, điều hành mọi hoạt động của các ban viên, các thành viên trong nhóm.
XI/ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ VĂN HÓA CÔNG SỞ:
          - Giờ làm việc: Thực hiện nghiêm túc theo Thời gian biểu của nhà trường ban hành; GV dạy tiết 1 phải có mặt trước giờ vào học 15 phút để hướng dẫn học sinh làm công tác vệ sinh và ổn định nề nếp.
          - Nghỉ có lí do đối với các việc không nằm trong chế độ được Hiệu trưởng đồng ý như: C­ưới, kị ( chồng, con, bố, mẹ hoặc việc khác đ­ược coi là đại sự ), người thân ốm. Bản thân ốm đau, con ốm, không được hưởng bảo hiểm được phép nhờ GV trong trường dạy giúp nhau trước khi báo cáo và xin pháp với thủ trưởng đơn vị.
          - Đảm bảo thông tin 2 chiều kịp thời, chính xác. Chế độ báo cáo định kì: ngày 25 hàng tháng.
          - Hằng ngày phải cập nhật và theo dõi thường xuyên trang Website của trường để nắm bắt các nội dung hoạt động một cách kịp thời.
          - Đến trường, GV phải ăn mặc gọn gàng; nói năng, ứng xử; giao tiếp phải lịch thiệp. Vào các ngày thứ 2 hàng tuần: GV phải mặc áo trắng, quần tối màu. Vào các ngày Lễ - Hội: GV thực hiện trang phục lễ hội. (Nam: áo trắng; quần tối màu, cà vạt. Nữ: áo dài (váy – tùy theo tính chất của từng lễ hội)).
- Trong giờ lên lớp, giờ làm việc, hội họp: hạn chế tối đa việc đi lại, giao tiếp với khách bạn, đồng nghiệp (trừ khi quá cần thiết). Những giáo viên nghỉ tiết tuyệt đối không được đến lớp học của các giáo viên đang dạy trao đổi chuyện riêng.
- GV không được sử dụng điện thoại khi lên lớp.
- Không được xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhan phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.
- Không hút thuốc lá trong công sở; tuyệt đối không có mùi rượu bia trong cơ thể khi lên lớp hoặc tham gia hội họp.
- Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma túy, mê tín, dị đoan, không sử dụng, lưu trữ, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại.
Trên đây là một số điểm cụ thể hóa quy định trong công tác chuyên môn, yêu cầu mỗi GV nghiên cứu kĩ và thực hiện nghiêm túc. 
                                                                             
                                                                                               HIỆU TRƯỞNG
 
 
                                                                                               Phan Anh Tuấn
Tải quy chế chuyên môn tại đây

Nguồn tin: thnguthuybac.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Đăng nhập thành viên

Hình ảnh






Hình ảnh hoạt động

>>Xem tất cả<<

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 9


Hôm nayHôm nay : 756

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 31236

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 6861130