03:59 ICT Chủ nhật, 10/11/2024

Trường TH Ngư Thủy Bắc

Truyền thống

Quy định chuyên môn

Giáo án

Quảng cáo - Liên kết





Hỗ trợ trực tuyến

Hiệu trưởng

Name: Trần Văn Duẩn
Quản trị website

Name: Ngô Quốc Nhân
Điều hành chung

Phát thanh măng non

Cuộc thi trực tuyến


KH CLPT Nhà trường

Chương trình dạy học

Trang nhất » Quy định chuyên môn » QĐ chuyên môn 17-18

chuyen doi so 10.10
Nha giao 2024

Quy chế chuyên môn năm học 2017 - 2018

Thứ hai - 28/08/2017 09:22
PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
TRƯỜNG  TH NGƯ THỦY BẮC                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC: 2017 – 2018
I. TRÁCH NHIỆM CỦA QUẢN LÍ TỔ CM:
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn trong năm học: Ghi cụ thể chỉ tiêu, biện pháp phù hợp, khả thi (dựa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường)
2. Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách của nhà trường quy định.
3. Thực hiện kiểm tra chuyên đề về soạn bài, chất lượng giáo dục,việc đánh giá học sinh theo TT30 và TT22, Việc xây dựng tổ chức lớp học, xây dựng nề nếp lớp (Vệ sinh, trật tự kỉ luật, thái độ học tập, hành vi đạo đức của học sinh)
4. Xây dựng nề nếp dạy - học của giáo viên-học sinh trong tổ.
5. Tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tuần (vào chiều thứ tư).
          - Sinh hoạt chuyên môn được tổ chức theo chuyên đề, các chuyên đề được Tổ lên kế hoạch cụ thể.
- Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ trưởng phải nắm và chuẩn bị nội dung họp cụ thể: Những nhiệm vụ trọng tâm, nội dung cần trao đổi, kế hoạch chung của tổ. Vì thế các nội dung khó của từng chuyên đề đều được đem ra bàn bạc để thống nhất trong tổ.
6. Bồi dưỡng nâng tay nghề giáo viên trong tổ.
          + Trực tiếp bồi dưỡng GV qua triển khai các chuyên đề.
          + Bồi dưỡng GV qua dự giờ, thăm lớp (1tiết/tuần): Qua dự giờ , thăm lớp để TT, TP điều chỉnh cách soạn bài; phương pháp, hình thức tổ chức lớp học; cách điều hành của HĐTQ, nhóm trưởng; cách đánh giá học sinh theo TT 30 -TT22 giúp giáo viên trong tổ tự tin khi lên lớp, các giờ dạy đạt kết quả tốt hơn.
          + Bồi dưỡng giáo viên trong tổ ứng dụng CNTT vào dạy học.
+ Động viên, hướng dẫn GV trong tổ viết sáng kiến kinh nghiệm để phổ biến, áp dụng cho toàn tổ cùng nhau học tập.
7. Theo dõi, phân tích, đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục của tổ.
8. Đề xuất, tham mưu với Ban Giám Hiệu khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cũng như tham gia tốt các hoạt động mà nhà trường phân công. Đề nghị phê bình những giáo viên vi phạm qui chế chuyên môn hoặc chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động mà nhà trường, tổ phân công.
9. Lên chương trình nộp HT, PHT, QTM  trước 1 tuần, tập hợp Bài soạn khối phụ trách nộp QTM, PHT theo đợt.
II. QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ
* Hồ sơ tổ chuyên môn
1. Kế hoạch tổ: Có đủ kế hoạch năm, tháng, tuần.
2. Biên bản sinh họat tổ: Ghi chép đầy đủ nội dung các cuộc họp tổ chuyên môn, chuyên môn đúng theo thể thức trình bày biên bản.
3. Sổ Kế hoạch kiểm tra + Biên bản kiểm tra: Ghi đầy đủ nội dung kiểm tra, ưu điểm, nhược điểm, hướng khắc phục tiếp nối, xếp loại ( Tốt, khá, trung bình, yếu.
4. Ch­ương trình dạy học theo tổ khối.
5. Sổ theo dõi Phong trào “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”: Theo dõi kết quả cuối kì
6. Kế hoạch triển khai các chuyên đề dạy học.
7. Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên.
 8. Sổ theo dõi chất l­ượng.(Chất lượng kiểm tra Định kì) và Theo dõi HS chưa hoàn thành KT-KN:
          Tổ thiết lập kế hoạch bồi dưỡng HS chưa hoàn thành KT-KN các môn học theo quy trình năm, đợt, tháng, đối tượng theo từng kĩ năng; kết quả chống lõi ở tổ một cách cụ thể. Lập danh sách học sinh , các báo cáo kịp thời về chuyên môn sau mỗi đợt kiểm tra.
9. Tập giáo án thao giảng.
*Lưu ý:
- Bài dạy thao giảng giáo viên soạn trên giấy A4, sau dạy nộp về tổ chuyên  môn, lưu giữ đóng thành tập, bài soạn giáo án điện tử lưu giữ vào máy vi tính ở Đ/c  Phó Hiệu trưởng.
-Trước khi thao giảng các dạng bài nếu cần thiết tổ phải trao đổi, định hướng thống nhất phương án dạy, định rõ các hoạt động dạy học phù hợp với từng dạng bài; trường hợp có vướng mắc, khó khăn cần kịp thời trao đổi với chuyên môn để thống nhất chỉ đạo.
* Hồ sơ giáo viên
1- Sổ chư­ơng trình cá nhân
2- Sổ Kế hoạch dạy học hay nhật ký dạy học.                                   
3- Bảng tổng hợp chất lượng(GVCN), sổ theo dõi chất lượng (GV bộ môn)
4- Sổ chủ nhiệm + Phiếu liên lạc + BB họp phụ huynh, BB bầu HĐTQ, BB bình bầu thi đua cuối KHI, cuối năm (đối với GVCN).                                                            
5- Sổ hội họp                                                     
6- Sổ BDCM
7- HS BDTX cá nhân (KH BDTX cá nhân, bài thu hoạch, Tài liệu bồi dưỡng )
8 - Nhật ký sử dụng ĐDDH.
9- Sổ dự giờ
10- Sổ kiểm tra VSCĐ (theo mẫu).
11. Sổ công tác Đội (Đối với giáo viên TPT Đội)
* Hồ sơ học sinh
1. Bút mực:
- Bút máy
- Viết bằng mực đen.
2. Vở:
*Theo QĐ số 539/QĐ-GD&ĐT ngày 14/9/2012
1. Vở ghi  bài tập Toán
2. Vở Chính tả
3. Vở Tập làm văn (trừ khối 1)
4. Vở Tập viết Khối 1,2,3.
5. Vở Luyện chữ đẹp(Mẫu mới)
* HS dùng loại vở 4 ly.
* Vở bao bọc có nhãn dán ở góc phải.
3.Sách giáo khoa:
-      Môn Tiếng Việt lớp 1: Sử dụng tài liệu Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục.
-      Môn Mĩ thuật từ lớp 1 đến lớp 5: Sử dụng tài liệu học Mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực người học (NXB Giáo dục Việt Nam).
-      Giáo dục kĩ năng sống: Sử dụng Tài liệu "Sống đẹp” (NXB Giáo dục Việt Nam).
-      Môn Tiếng Anh: Lớp 1,2 sử dụng First Friends 1, 2 (NXB Oxford); Lớp 3,4,5 sử dụng Tiếng Anh 3,4,5 (NXB Giáo dục Việt Nam).
-      Giáo dục địa phương: Sử dụng tài liệu giáo dục địa phương do Sở GD&ĐT Quảng Bình biên soạn (NXB Giáo dục Việt Nam).
-      Dạy học buổi 2 trong ngày:
+ Đối với Môn Toán: Sử dụng tài liệu Hướng dẫn em tự ôn luyện Toán theo định hướng phát triển năng lực (NXB Giáo dục Việt Nam).
+ Đối với Môn Tiếng Việt: Sử dụng tài liệu Hướng dẫn em tự ôn luyện Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực (NXB Hà Nội) và vở luyện viết do Sở Giáo dục và Đào tạo biên soạn (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội).- HS có đủ SGK, sách HDH theo quy định cho các môn học bắt buộc và môn tự chọn Tin học, Ngoại ngữ (lớp 1,2)
- Sách đ­ược bao bọc và giữ gìn cẩn thận, có nhãn.
Cần BS : BTTV 2-5, khoa, sử địa 4,5, TNXH 1,2,3.
4. Đồ dùng học tập: Có đủ số lư­ợng đồ dùng và đang sử dụng tốt (theo QĐ số 539/QĐ-GD&ĐT ngày 14/9/2012)
III. QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC LỚP HỌC.
*HĐTQ:
- Lớp tổ chức bầu Hội đồng tự quản theo đúng quy trình, trên nguyên tắc dân chủ và tự nguyện.
- HĐTQ gồm Chủ tịch và 2 Phó chủ tịch, dưới HĐTQ là các Ban cũng do học sinh bầu ra.
- Tổ chức bầu HĐTQ 1lần/tháng (vào tiết SHTT cuối của tháng), có sự tham gia của GVCN, đại diện Hội cha mẹ học sinh.
- GVCN phải lên kế hoạch cụ thể và lưu Biên bản bầu HĐTQ của từng tháng.
* Nhóm học tập:
- Các thành viên trong nhóm học tập được luân chuyển chỗ ngồi trong nhóm theo từng buổi học. (Học sinh tự chuyển chỗ ngồi trong nhóm theo chiều kim đồng hồ)
- Thay đổi vị trí chỗ ngồi các nhóm 1 lần/tuần theo quy ước của GV nhằm đảm bảo quyền lợi của học sinh.
IV. QUY ĐỊNH VỀ BÀI SOẠN, VIẾT NHẬT KÍ, GHI CÁC LOẠI SỔ.
1. Sổ Kế hoạch dạy học:
 Soạn bài đầy đủ, đúng chương trình, thời khóa biểu trước khi lên lớp. Không soạn bỏ tiết. Bài soạn phải đánh thứ tự số trang liên tiếp từ 1 đến hết quyển.
1.1. Đối với Tiếng việt 1 CGD:
          - Giáo viên nghiêm cứu kĩ Thiết kế dạy học theo từng bài trước khi dạy và chỉ ghi nhật kí dạy học. (Ngày dạy , tên bài học )
          - Đối với các tiết ÔLTV GV soạn bài theo các nội dung:
          I. Mục tiêu:
          II. Hình thức tổ chức:
          III. Nội dung:
1.2. Đối với các môn học theo hiện hành lớp 1 và các lớp 2-5 (Trừ Mỹ Thuật).
Giáo viên soạn bài ngang có dán  logô theo các hình thức dạy học và chia nội dung bài học thành các hoạt động chính. Trong các hoạt động GV chia nhỏ việc cho từng nội dung.
Cụ thể một bài soạn:
TUẦN……
                                              Ngày dạy:…………………………………..
Môn: ..... Tên bài:......
I.Mục tiêu:
Ghi đúng chuẩn KT - KN, kết hợp HD tại công văn 896/ BGD&ĐT-GDTH 
ướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho HS tiểu học  ngày 13/2/2006 để điều chỉnh bỏ không dạy hoặc thay thế những bài nào, những nội dung nào.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: GV; HS
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động:
2. Nội dung bài mới.- Hình thức tổ chức (lôgô)
            (Chia việc cho từng nội dung)                     
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Từng nội dung của hoạt động .- Hình thức tổ chức của từng nội dung(lôgô)
            (Chia việc cho từng nội dung)                      
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
            1.Cùng người lớn trong nhà thực hiện:
 2. Chia sẻ với các bạn ở trong lớp vào giờ học  ngày hôm sau.
1.3 Đối với các tiết bồi dưỡngHSNK :
- GV được phân công bồi dưỡng cần hệ thống chương trình cần bối dưỡng, sắp xếp theo chuyên đề, lên kế hoạch bồi dưỡng của năm, tháng, tuần, buổi, tiết. Thực hiện soạn bài theo kế hoạch( có thể soạn theo buổi). Bài soạn ghi rõ mục tiêu, hệ thống bài tập (có hướng dẫn bài mẫu), bài tập luyện tập,..
1.4 Viết nhật kí : Ghi ngày dạy, tên bài, nội dung điều chỉnh(Theo đối tượng).
2. Bảng tổng hợp của GVCN và sổ theo dõi của GVbộ môn :Thực hiện  theo thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016.
3. Sổ ch­ương trình dạy học:  
- Một tuần được đóng khung trên một trang thống nhất cách trình bày văn bản( biểu mẫu, cỡ chữ)
Cột Ghi chú: thời gian hay việc làm khi lịch học thay đổi không đúng với CT đã lên, Kí hiệu điều chỉnh nội dung dạy học theo Công văn 896/ BGD&ĐT-GDTH, tài liệu GD địa phương, tài liệu tích hợp phòng tránh TNBM và VLCN, môi trường – biển đảo, năng lượng, tích hợp GD kĩ năng sống. Học tập theo Bác Hồ.
4. Sổ BDCM:
- Ít nhất có 2 nội dung/tháng(1chuyên đề của tổ và 1của cá nhân tự BD)
- Ghi rõ ngày, tháng BD từng nội dung.
5. Sổ BDTX:
- Ghi kế hoạch bồi d­ưỡng và các bài thu hoạch
 6. Sổ dự giờ:
- Dự giờ ít nhất 1 tiết/ tuần (đối với BGH, TT, TPCM dự giờ nhiều hơn).
- Sổ dự giờ cần ghi đầy đủ các nội dung (theo mẫu).
7. Sổ ghi chép tổng hợp: Ghi đầy đủ thông tin nội dung các buổi sinh hoạt hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên môn, tổ chuyên  môn chỉ dùng theo năm học.
8. Sổ nhật kí sử dụng đồ dùng dạy học: Cập nhật thông tin  đầy đủ, chính xác (Kể cả DDTB tự làm).
9. Sổ theo dõi Vở sạch chữ đẹp:
- Đánh giá VSCĐ theo tinh thần nhiệm vụ năm học, coi trọng khâu đánh giá chữ viết đúng mẫu, cách trình bày vừa đảm bảo tính thẩm mĩ, vừa đảm bảo đảm tính khoa học. Khi đánh giá ghi rõ ưu nhược, hướng khắc phục.
III. Lên lớp:
Thực hiện nghiêm túc thời gian lên lớp theo thời gian biểu. Không tự ý đổi tiết, xáo tiết, bỏ tiết. Lên lớp giảng dạy đúng chương trình, không cắt xén thời gian.
Lưu ý: Nếu GV muốn đổi tiết hoặc nhờ GV khác dạy thay phải có sự đồng ý của Ban giám hiệu).
- Hạn chế đến mức tối đa việc ngồi dạy, không làm việc riêng trong giờ dạy, điện thoại để chế độ rung, hạn chế sử dụng điện thoại di động  trong khi dạy học.
- Phải có ĐDDH trong các tiết dạy, các tiết dạy cần thể hiện đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của HS.
- Đảm bảo nề nếp khi chuyển tiết học môn năng khiếu hay khi chuyển giữa tiết này sang tiết khác.
IV Quy định lịch sinh hoạt chuyên môn.
- Tuần 1: Họp HĐSP, nắm kế hoạch HĐ.
- Tuần 2: Thao giảng, dự giờ theo chuyên đề.
- Tuần 3: SHCM, BDCM trong tổ theo kế hoạch cần thiết.
- Tuần 4: Đánh giá công tác tháng, dự kiến kế hoạch tháng tới.
V. ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HỌC SINH:
Thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014và TT22/2016  của Bộ GD&ĐT về ban hành quy định đánh giá  học sinh tiểu học.
Đánh giá thư­ờng xuyên:
- Đánh giá bằng lời, viết nhận xét ở vở HS trong các tiết học chú ý về sự tiến bộ của học sinh, những hạn chế và biện pháp khắc phục.  (Y/c lời nhận xét thể hiện sự động viên khuyến khích thân thiện với HS, Chữ viết của GV đẹp, đúng mẫu)
* Đối với các loại vở:
- GV đánh giá kết quả làm bài trong vở của học sinh bằng nhiều hình thức (gạch chân, các kí hiệu, viết nhận xét)
- Trong đánh giá GV phải kết hợp sửa sai cho học sinh.
(đánh giá vở HS theo thông tư 30-22 ( ít nhất1lần/tháng/1 loại vở), đối với HS lõi trong lớp tăng cường nhận xét, riêng phân môn TLV nhận xét 100% bài viết của HS)
* Nhận xét tổng hợp đánh giá HS cuối kì I, cuối năm, tổng hợp kết quả đánh giá HS cả năm học (GV bộ môn), tổng hợp kết quả đánh giá HS cả năm học (GV chủ nhiệm) đảm bảo chính xác.
VI. DỰ GIỜ, THAO GIẢNG, BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ:
- Mỗi GV dự ít nhất 1 tiết/2tuần, tổ trưởng, tổ phó dự ít nhất 1 tiết/ tuần.
- Mỗi GV thao giảng 1tiết/ học kì các môn học đang đảm nhiệm.
- Mỗi GV tự bồi dưỡng ít nhất 2 chuyên đề/ tháng ở sổ Bồi dưỡng chuyên môn
- GV đăng kí CSTĐ cấp cơ sở trở lên phải có một SKKN trong năm học.
VII.QUY ĐỊNH KHÁC:
- Thông tin 2 chiều phải chính xác, kịp thời.
- GV có số điện thoại của phụ huynh HS trong lớp để liên lạc.
- Đến trư­ờng phải ăn mặc kín đáo, lịch sự.
- Nghiêm cấm các hành vi xúc phạm học sinh.
- Nghỉ việc riêng phải xin phép tr­ước; nghỉ ốm đột xuất phải có hồ sơ giảng dạy gửi tới BGH để tiện bố trí, phân công.
                                                         Ngư Thuỷ Bắc, ngày 23 tháng 8 năm 2017
         HIỆU TRƯỞNG:                                                PTCM:         
 
     
         Phan Anh Tuấn                                     Nguyễn Thị Nương
Tải quy định chuyên môn tại đây

Nguồn tin: #CHUYÊN MÔN

Từ khóa: quy định
 

Đăng nhập thành viên

Hình ảnh







Hình ảnh hoạt động

>>Xem tất cả<<

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 24

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 22


Hôm nayHôm nay : 282

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 7454

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 6782990