10:25 ICT Chủ nhật, 19/05/2024

Trường TH Ngư Thủy Bắc

Truyền thống

Quy định chuyên môn

Giáo án

Quảng cáo - Liên kết





Hỗ trợ trực tuyến

Hiệu trưởng

Name: Trần Văn Duẩn
Quản trị website

Name: Ngô Quốc Nhân
Điều hành chung

Phát thanh măng non

Cuộc thi trực tuyến


KH CLPT Nhà trường

Chương trình dạy học

Trang nhất » Tin Tức » Tuyên truyền

19.5

TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ “CẤM SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG TRÁI PHÉP PHÁO NỔ”

Thứ tư - 07/02/2018 08:05
Theo Nghị định số 36/2009/NĐ-CP thì Pháo nổ là loại sản phẩm có chứa thuốc pháo được chế tạo bằng các công nghệ khác nhau không phân biệt xuất xứ và nơi sản xuất, khi tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện gây nên tiếng nổ
0402binhminh1.jpg
Trước đây ở nước ta, hàng năm cứ đến đêm giao thừa, nhà nhà lại đốt pháo để đón chào năm mới. Sau tràng pháo nổ giòn tan, trên mặt đất còn lại đầy xác pháo và các đám khói mù mịt. Phong tục này tuy có đem đến cho mọi người niềm hân hoan, phấn khởi trong ngày lễ hội nhưng cũng đem đến những nguy hại khôn lường. Khi đốt pháo, ngoài các tiếng nổ đùng đoàng, cùng ánh sáng nhiều màu, nhiều vẻ của pháo hoa còn có các đám bụi khói. Một lượng lớn khí lưu huỳnh đioxit, nitơ đioxit, cacbon đioxit, cacbon monoxit là những khí có hại cho sức khoẻ con người và bụi của các oxit kim loại, trong đó lưu huỳnh đioxit, nitơ đioxit là những chất có tính ăn mòn, tính axit và tính oxy hoá - khử rất mạnh. Chính các chất khí này khi hoà tan vào nước mưa sẽ tạo nên các đám mưa axit.
Khi đốt quá nhiều pháo nổ mà gặp lúc không có gió, áp suất khí quyển thấp thì không có cách nào làm cho bay tản đi nơi khác, sẽ kích thích mạnh đường hô hấp khiến người ta ho, viêm phế quản. Khi làm pháo, khi vận chuyển, khi đốt, trong một số bước tiến hành nếu có sơ suất có thể làm nổ một lượng lớn thuốc pháo hoặc pháo thành phẩm, có thể gây thương vong lớn. Ở nước ta, trong các ngày lễ tết, đặc biệt vào dịp tết Nguyên đán đã xảy ra rất nhiều trường hợp thương vong đáng tiếc. Theo thống kê, mỗi năm có hàng trăm người chết và hàng nghìn người bị thương do pháo và thuốc pháo gây nên. Cụ thể, vào dịp tết Ât Mùi năm 2015, có 50 trường hợp chấn thương, cấp cứu do pháo nổ; trong khi đó vào dịp tết Bính Thân năm 2016 có đến hơn 100 trường hợp, tăng gấp đôi so với tết Ất Mùi năm 2015 và dịp tết Đinh Dậu năm 2017 có đến 280 trường hợp phải nhập viện do pháo nổ, tăng gần gấp 3 trường hợp so với tết Bính Thân năm 2016.
Riêng ở Quảng Bình, mồng 1 tết Bính Thân năm 2016 có 02 trường hợp bị thương nghiêm trọng. Cụ thể, anh Nguyễn Duy.Hà (26 tuổi ở Tân Ninh, Quảng Ninh) bị thương nhập viện trong tình trạng bị hôn mê sâu, cụt mất cẳng tay trái, đa vết thương vùng mặt, da và niêm mạc nhạt màu do đốt pháo; trường hợp thứ hai là em Nguyễn Văn.Lâm (14 tuổi ở Sơn Trạch, Bố Trạch) bị bỏng nặng vùng mặt và giác mạc, lông mày cháy rụi, có nguy cơ bị mù; nguyên nhân chủ yếu do đốt pháo hoa nhưng thấy lâu không nổ nên cầm lên xem không ngờ quả pháo nổ bay thẳng vào mặt khiến em bị bỏng nặng.
Còn tại địa bàn Lệ Thủy của chúng ta cũng không ngoại lệ, chỉ riêng 02 ngày đầu năm Đinh Dậu 2017, có 03 trường hợp bị thương nặng do đốt pháo chơi tết được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, cụ thể là anh Hồ Văn Mền và Hồ Văn Tâm ở Kim Thủy nhập viện trong tình trạng bị dập nát bàn tay phải, đa vết thương nham nhở; em Nguyễn Viết Hoàng 19 tuổi cũng bị dập nát bàn tay phải; đáng thương thay cả ba đều phải cắt cụt bàn tay phải.
Qua đó, ta thấy được mức độ nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của pháo đối với người sử dụng và những người ở gần đó. Ngoài ra khi đốt pháo, tiếng nổ đinh tai cũng gây tiếng ồn lớn, góp phần gây “ô nhiễm âm thanh” tại địa bàn dân cư, nơi công cộng. Khi đốt pháo bất ngờ có thể làm cho trẻ em, khách bộ hành kinh hoàng, gây tác động có hại cho trật tự công cộng.
Về kinh tế, trước đây mỗi năm riêng việc đốt pháo của các gia đình Việt Nam đã tiêu tốn nhiều chục tỷ đồng, đó là chưa tính đến việc bắn pháo hoa công cộng . Trong khi đó, chúng ta còn là một nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, còn nhiều vùng khó khăn rất cần sự quan tâm đầu tư, còn rất nhiều người nghèo cần sự chia xẻ đùm bọc miếng cơm manh áo.
Chính vì các tác hại nghiêm trọng nêu trên, ở nước ta đã có quy định cấm đốt pháo và được đại đa số dân chúng tự giác chấp hành. Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 406/CT-TTg ngày 08/8/1994 “Về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo”. Đến năm 2009, Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ “Về quản lý, sử dụng pháo”, Quyết định số 95/2009/QĐ-TTg ngày 17/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời” là một bước quyết liệt hơn nữa trong vấn đề quản lý pháo và “đèn trời”. Để đảm bảo an ninh, vì sự bình yên của người dân, ngày 30/6/2011, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 “Về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ”.
Theo đó, các hành vi  bị nghiêm cấm theo Nghị định 36/2009 ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo:
 Điều 4 Nghị định 36/2009 ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ. “Đưa ra hình ảnh pháo diêm, pháo bi, pháo cối, pháo cù…”; Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa. “đưa ra hình ảnh pháo 36, pháo 9, pháo cây…”; Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo; Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo;
 Điều 5 Nghị định 36/2009 ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo quy định các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng như sau: Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép; Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa; Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự; Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.
Có thể nói với mức độ nguy hiểm rất lớn của pháo và pháo nổ, phát luật nước ta đã quy định hình phạt rất nặng nhằm nghiêm trị, giáo dục, phòng ngừa những người đã, đang phạm tội và những người có ý định phạm tội.
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định về sử dụng các loại pháo, sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo thì bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: Cha mẹ, người nuôi dưỡng của người dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm, bồi thường hoặc nộp tiền phạt do hành vi của người dưới 16 tuổi gây ra.( Để con trẻ sử dụng pháo nổ và đốt pháo có phần trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục nhận thức của con trẻ) theo Điểm b, Khoản 2 Điều 10, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng chóng bạo lực gia đình quy định: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và tịch thu tang vật đối với hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép; Điểm d Khoản 4 - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và tịch thu tang vật phương tiện đối với một trong những hành vi sau đây: Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Đối với người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, không thuộc trường hợp xử phạt hành chính theo Điều 10, Nghị định 167 mà đốt pháo ở nơi công cộng, những nơi đang diễn ra các cuộc họp, những nơi tập trung đông người; đốt pháo nổ ném ra đường, ném vào người khác, ném vào phương tiện khác đang lưu thông, ném từ trên cao xuống, đốt pháo nổ mang theo xe đang chạy… thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo khoản 1 điều 245 Bộ Luật Hình sự.
2. Người đốt pháo bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sau:
2.1. Người nào đốt pháo thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo khoản 1 điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015, phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm; Đốt pháo ở nơi công cộng, những nơi đang diễn ra các cuộc họp, những nơi tập trung đông người; Đốt pháo nổ ném ra đường, ném vào người khác, ném vào phương tiện khác đang lưu thông, ném từ trên cao xuống, đốt pháo nổ mang theo xe đang chạy; Đốt pháo nổ gây thiệt hại sức khoẻ, tài sản của người khác nhưng mức độ thiệt hại chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội khác; Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 1kg đến 5 kg đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,1kg đến dưới 0,5kg đối với thuốc pháo; Đốt pháo với số lượng lớn dưới 1kg pháo thành phẩm hoặc dưới 0,1kg đối với thuốc pháo và đã bị xử lý hành chính về hành vi đốt pháo nổ hoặc đã bị kết án về tội này, chưa bị xoá án tích mà còn vi phạm.
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo khoản 2 điều 318 Bộ luật hình sự, phạt tù từ 2 năm đến 7 năm đối với người nào đốt pháo thuộc một trong các hành vi sau đây:Đã bị kết án về tội “Gây rối trật tự công cộng”; Lôi kéo, kích động trẻ em hoặc lôi kéo, kích động nhiều người cùng đốt pháo; Cản trở; hành hung người thi hành công vụ, người bảo vệ trật tự công công hoặc người khác ngăn chặn không cho đốt pháo nổ; Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 05kg trở lên đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,5 kg thuốc pháo trở lên.
2.3. Người nào đốt pháo nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 Bộ luật Hình sự, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác quy định trong Bộ luật hình sự, tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác do hành vi đốt pháo gây ra.
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển đối với pháo nổ: Căn cứ BLHS năm 2015 việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo. Cụ thể:Hành vi sản suất, buôn bán pháo nổ từ 6kg đến dưới 40kg hoặc dưới mức quy định này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Sản xuất, buôn bán hàng cấm theo Khoản 1 Điều 190 Bộ luật hình sự năm 2015 phạt từ từ 01 năm đến 5 năm hoặc phạt tiền từ 100.000.000 đến 1.000.000.000 đồng; Hành vi tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ 6kg đến dưới 40kg hoặc dưới mức quy định này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo Khoản 1 Điều 191 Bộ luật hình sự năm 2015 phạt từ từ 06 tháng đến 3 năm hoặc phạt tiền từ 50.000.000 đến 300.000.000 đồng; Hành vi sản suất, buôn bán pháo nổ từ 40kg đến dưới 120kg thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Sản xuất, buôn bán hàng cấm theo Khoản 2 Điều 190 Bộ luật hình sự năm 2015 phạt từ từ 5 năm đến 10 năm; Hành vi tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ 40kg đến dưới 120kg thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo Khoản 2 Điều 191 Bộ luật hình sự năm 2015 phạt từ từ 2 năm đến 5 năm.
Chào xuân mới và mừng Tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc - Tết Mậu Tuất 2018, mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh phải thực hiện tốt các vấn đề sau:
1. Không sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo, không tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ; thường xuyên thực hiện nghiêm túc NĐ 36 của  Chính phủ, nhất là dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán.
2. Tuyên truyền, vận động người thân và mọi người xung quanh không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt các loại pháo; không tàng trữ và sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ.
3. Nếu phát hiện các trường hợp cố ý vi phạm các quy định về phòng chống pháo nổ, vũ khí, vật liệu nổ, mỗi người hãy báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý kịp thời theo pháp luật.
Như vậy, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của mỗi người dân, đặc biệt là tính tiên phong gương mẫu của mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên ngành GD&ĐT cũng như sự tự giác của các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước, tin tưởng rằng, toàn thể cán bộ, đảng viên, quân và dân huyện Lệ Thủy giàu truyền thống cách mạng nói chung, Tết Mậu Tuất năm 2018 sẽ là một cái tết bình yên, vui vẻ, hạnh phúc, sum vầy.

Nguồn tin: Sưu tầm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Hình ảnh







Hình ảnh hoạt động

>>Xem tất cả<<

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 1255

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 39033

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 6479572